21 VỊ TRÍ NHÂN SỰ MỚI TRONG TƯƠNG LAI
Covid-19 đã định hình lại đáng kể nền kinh tế và lực lượng lao động. Kể từ khi nó lan truyền nhanh chóng trên toàn cầu, chúng ta đã trải qua những thay đổi lớn về cách làm việc, nơi làm việc và các công nghệ sử dụng để duy trì kết nối. Sự thay đổi lớn như vậy đã nâng cao tầm quan trọng của vai trò của HR trong doanh nghiệp. Cũng giống như các giám đốc tài chính đã mở rộng phạm vi hoạt động của họ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, CHRO giờ đây cũng có cơ hội tương tự để thuộc C-suite.
Đây là thời điểm của HR để dẫn dắt doanh nghiệp trong việc định hướng tương lai. Họ có cơ hội và trách nhiệm to lớn hơn để cung cấp cho người lao động về các kỹ năng và năng lực mà họ sẽ cần để thành công trong tương lai khi các vai trò mới tiếp tục xuất hiện.
21 vị trí Nhân sự được đề cập là những vị trí hoàn toàn mới được xây dựng trên 5 giá trị cốt lõi dưới đây. Đây là những trách nhiệm mới đang ngày càng trở nên quan trọng khi bộ phận Nhân sự hình dung lại và khởi động lại chiến lược của mình trong bối cảnh đại dịch.
- Khả năng phục hồi của cá nhân và tổ chức.
Các biện pháp làm việc từ xa trên toàn thế giới đã được thực hiện trong mùa dịch Covid-19, khiến nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhanh chóng. Điều này đã đặt ra thách thức mới cho HR, đó là sức khỏe tinh thần của nhân viên. HR nên tập trung hơn vào phúc lợi của nhân viên như một chiến lược kinh doanh để tăng khả năng giữ chân nhân viên, chứ không chỉ là đặc quyền văn phòng.
Vị trí Giám đốc an sinh - Director of Wellbeing có vai trò xây dựng chiến lược và thực hành để nuôi dưỡng củng cố sức khỏe và tinh thần của tất cả nhân viên. Ngày nay, nhiều nhân viên hiện đang làm việc từ xa, vị trí Director of Wellbeing sẽ cần thiết hơn để đảm bảo nhân viên bên ngoài văn phòng nhận được lợi ích tương tự như những người làm việc tại chỗ. Director of Wellbeing sẽ đảm bảo các quy trình, chính sách và công nghệ của tổ chức là tối ưu cho những người làm việc từ xa để xây dựng cảm giác thân thuộc cho họ, đảm bảo rằng họ biết mục đích của mình và cảm thấy được quan tâm sâu sắc. Một số công ty đã tuyển dụng vị trí Director of Wellbeing vì trong tương lai, vị trí sẽ trở thành tương lai phúc lợi của người lao động.
- Sự tin cậy và an toàn của tổ chức.
Ngày nay, các doanh nghiệp đầu tư hơn vào chuyển đổi kỹ thuật số và thiết lập “văn hóa dữ liệu”. Nghiên cứu của LinkedIn cho thấy 67% người quản lý tuyển dụng và nhà tuyển dụng cho biết AI - trí tuệ nhân tạo giúp họ tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm ứng viên nhưng vấn đề xảy ra chính là khả năng sai lệch, không chính xác và thiếu minh bạch. Mỗi khi nhân viên truy cập, thông tin của họ sẽ bị tiết lộ và thu nhập. Do đó, nhu cầu về quyền riêng tư dữ liệu đã thúc đẩy nhiều hệ thống hơn để đảm bảo tính công bằng, khả năng giải thích và trách nhiệm giải trình giữa các quản lý Nhân sự. Điều này dẫn đến sự xuất hiện vị trí Nhân sự thiên vị - Humans Bias Officer, giúp giảm thiểu sự thiên vị trong các phòng ban của công ty và đảm bảo rằng mọi người được đối xử công, bất kể chủng tộc, dân tộc, giới tính, …
Ngoài vị trí Human Bias Officer, còn một vị trí mới khác nhằm đảm bảo sự an toàn và công bằng của nhân viên, đó là Giám đốc Chiến lược Nhân sự kinh doanh liên tục - Strategic HR Business Continuity Director. Vị trí này quản lý các nhân viên nhân sự làm việc với CEO, CFO, CIO và Giám đốc cơ sở vật chất để đề xuất cách tạo ra một nơi làm việc an toàn cho cả nhân viên tại chỗ và nhân viên từ xa.
- Sáng tạo và cải tiến.
Khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp bắt đầu những cách thức mới để phát triển trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng, một vai trò mới ở điểm giao giữa chiến lược công ty và nhân sự nảy sinh. Nhà lãnh đạo định hướng công việc - Future of Work Leader, sẽ chịu trách nhiệm phân tích những kỹ năng sẽ là thiết yếu để nhân viên tiếp tục phát triển. Vị trí này sẽ tập trung vào việc thiết lập chiến lược của tổ chức cho các dự định tương lai và đề xuất các phương án đào tạo và nâng cao kỹ năng cho nhân viên hiện tại.
Hơn nữa, khi các cuộc họp và đào tạo trực tuyến tiếp tục diễn ra, vị trí Cố vấn hòa nhập VR - VR Immersion Counselor có thể xuất hiện. Vị trí này sẽ giúp nhận ra tiềm năng của việc sử dụng thực tế ảo để mở rộng các chương trình đào tạo cho các công việc như giới thiệu, huấn luyện, đào tạo, nâng cao kỹ năng và thậm chí cả đào tạo về y tế và an toàn.
- Kiến thức về dữ liệu.
Hiện tại, chỉ có một số bộ phận nhân sự của các doanh nghiệp đang xây dựng khả năng phân tích dữ liệu để giải quyết những thách thức như tìm lý do tại sao một nhóm hoạt động tốt hơn nhóm khác hoặc cách tổ chức của họ có thể tạo ra một nền văn hóa đa dạng và toàn diện hơn. Trong tương lai, phòng nhân sự sẽ tiếp bước các bộ phận khác, như chăm sóc khách hàng hay tài chính, trong việc đảm nhận chức năng dựa trên dữ liệu nhiều hơn. Làm như vậy sẽ giúp họ có thông tin chi tiết chính xác hơn về mọi thứ từ hiệu suất và khả năng giữ chân của nhân viên cho đến mức độ gắn bó của các nhà lãnh đạo C-suite.
Một vị trí mới Nghiên cứu dữ liệu nhân sự - HR Data Detective, sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp các luồng dữ liệu khác nhau về nhân sự để giúp cải thiện hiệu suất của nhân viên và thúc đẩy kết quả tốt hơn cho toàn doanh nghiệp.
- Mối quan hệ đối tác giữa người và máy.
Khi việc sử dụng robot trong các công ty tiếp tục gia tăng, như vậy cần có sự hợp tác giữa người và máy trong lực lượng lao động. Phán đoán thường dễ đối với con người, nhưng vẫn khó đối với máy tính. Robot rất giỏi về "khoa học" của công việc, đặc biệt là khi phụ thuộc vào khả năng tính toán, phân tích và nhận dạng mẫu đặt ra câu hỏi về hành động thích hợp nhất để thực hiện tiếp theo dựa trên tất cả dữ liệu có sẵn. Con người rất giỏi trong việc đánh giá các tình huống, hay "nghệ thuật" của công việc. Việc sắp xếp sự cân bằng giữa “nghệ thuật của công việc” (đối với con người) so với “khoa học của công việc” (đối với bot) có thể sẽ dẫn đến việc tạo ra vị trí nhân sự mới tập trung vào cách cả hai để làm việc cùng nhau một cách trực quan.
Một công việc mới có thể được tạo ra là Quản lý nhân sự và thiết bị - Human-Machine Teaming Manager hoạt động ở điểm giao nhau giữa con người và máy móc và nhằm mục đích tạo ra sự hợp tác liền mạch. Những nhà quản lý này sẽ tìm cách tăng cường hợp tác hơn là cạnh tranh.
Hãy nhớ rằng, những vị trí mới này sẽ dựa vào việc tạo ra các công việc khác trong tương lai thuộc lĩnh vực Nhân sự. Tuy nhiên, một số công việc đã được tạo ra và nhiều công việc trong số đó vẫn chưa được “phát minh”. Nhưng có phải điều này có vẻ khó xảy ra khi tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng? Ngược lại, bây giờ là lúc các nhà lãnh đạo nhân sự lên kế hoạch cho sự phát triển trong tương lai. Nếu chúng ta nhìn lại chỉ vài năm, một số công việc nhân sự mới đã được tạo ra bao gồm cả vai trò Giám đốc Sức khỏe Tài chính - Financial Wellness Manager hiện đã được áp dụng rộng rãi. Giám đốc Kinh nghiệm Nhân viên toàn cầu - Global Head of Employee Experience là một ví dụ khác về vai trò nhân sự mới xuất hiện trong vài năm gần đây. Vai trò này được thể hiện rõ nhất bởi Giám đốc Nhân sự của Airbnb, người đã hình dung lại vai trò này bằng cách tập hợp những người khác nhau, các chức năng công nghệ và bất động sản để tạo ra trải nghiệm cho nhân viên cấp độ người tiêu dùng. Kể từ tháng 6 năm 2020, các tổ chức như ABN-AMRO, ING, IBM, HPE, Novartis và Walmart có các chuyên gia nhân sự có chức danh này.
Tất cả những điều này có thể nói, sự thay đổi đang đến và tốt nhất là bạn nên bắt đầu sớm. Các công ty có thể đoán trước vai trò nhân sự trong tương lai của tổ chức không chỉ ở vị trí vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh, họ còn định vị nhân sự một cách rõ ràng như một động lực của chiến lược kinh doanh. Khi các vị trí mới và hiện tại đang phát triển, các doanh nghiệp thành công nhất sẽ hiểu rõ những gì cần thay đổi để đáp ứng các ưu tiên kinh doanh trong tương lai. Bạn không bao giờ biết - một ngày nào đó, bạn có thể sẽ tuyển dụng một người nào đó để làm bất kỳ công việc nào trong số 21 công việc này, hoặc tự mình làm một công việc.
Nguồn: Harvard Business Review