Các khóa học đã đăng ký

LÀM LOGISTICS - TRÊN THÔNG THIÊN VĂN, DƯỚI TƯỜNG ĐỊA LÝ

   

LÀM LOGISTICS - TRÊN THÔNG THIÊN VĂN, DƯỚI TƯỜNG ĐỊA LÝ

👾Trưa nay cùng Tít khám phá các case study thay cho những điểm tin trưa để thay đổi khẩu vị nhé, các đồng nghiệp Logistics tương lai của Tít ơi!

Ngành của tụi mình là một ngành mà các vấn đề thường xuyên xuất hiện. Khó khăn hơn, khi lô hàng đang ở lãnh thổ nước khác, chúng ta phải ngồi ở đây, túc trực tình hình và không ngừng nghĩ ra các cách giải quyết từ phương xa, nóng lòng mong mỏi lô hàng cả triệu đô đi đến nơi, về đến chốn. Thật sự đó là cảm giác rất khó tả, như ngồi trên đống lửa vậy á cả nhà.

📌 Cụ thể Tít sẽ kể mọi người 2 tình huống thực tế sau đây nha:

Anh sếp của Tít có lô hàng furniture, nhập từ Tây Ban Nha về Việt Nam. Hàng hóa chuẩn bị xong xuôi, đóng gói, chất hết vào container ở ngoài cảng rồi. Ấy vậy mà tình huống bất ngờ ập đến, không sớm, không muộn, đúng ngay ngày hàng chuẩn bị lên boong thì công nhân các cảng tại Tây Ban Nha đình công. Họ bất mãn vì một trong những chính sách thuế chính phủ đưa ra gây bất lợi đến thu nhập của họ. Làn sóng phản đối thì có thể nhìn thấy nhưng không ai ngờ được là toàn bộ các công nhân bốc xếp của cảng đều đình công chỉ trong một đêm.

Các bạn biết tình hình này phải giải quyết thế nào không? Nhóm của anh sếp Tít phải dùng mọi cách liên lạc với phía đối tác ở Tây Ban Nha, tìm cách hủy booking và mang hàng từ cảng Tây Ban Nha ra một cách an toàn. Sau đó dùng inland trucking mang hàng đến cảng ở Pháp, rồi mới từ Pháp nhập về Việt Nam. Chắc chắn là các bạn hình dung ra chi phí bị đội lên cao cỡ nào rồi, ngoài ra còn sức người, chi phí thời gian, công sức và quan trọng hơn cả, là rủi ro hàng sẽ bị thất thoát nữa. Ai biết được ngoài đình công ra thì các công nhân họ có làm điều gì khác nguy hiểm hơn hay không?

Một sự kiện khác liên quan đến các điều kiện thời tiết, lần này hàng đi từ Đức về Việt Nam. Nếu lô hàng đi rail thì sẽ rút ngắn được 7 ngày so với đi ocean. Ngoài ra, tình hình booking với hãng tàu cũng đang không chắc chắn, vì vậy khách đã chịu đi rail thay vì ocean để thời gian chờ ngắn hơn mà khả năng hàng hóa được vận chuyển đi cũng chắc chắn hơn. Hàng hóa không đơn thuần là tiền bạc, mà đôi khi nó là cả một ván cờ sinh tử của doanh nghiệp, vì vậy càng đỡ chờ thì càng đỡ lo các bạn ạ.

Nhưng ai dè đâu rail đi đến Trung Quốc thì bão xảy ra, nước ngập cả khu vực Thịnh Châu khiến hệ thống đường sắt tê liệt. Nhóm của anh lại lần nữa phải làm việc với đối tác và cả các cơ quan chức năng Trung Quốc để đem hàng về an toàn. Nhưng không tránh khỏi kết cục là hàng bị trễ 10 ngày so với dự tính ban đầu.

📌 Cả nhà thấy sao sau khi tham khảo 2 case study vừa rồi? Ngoài hiểu biết về địa lý ra thì các hiểu biết nhất định đối với tình hình chính trị, thời tiết, thiên tai và cách làm việc cũng như giữ mối quan hệ với đối tác là vô cùng cần thiết đúng không nè!

Tít hi vọng 2 case study vừa rồi sẽ giúp các bạn có thêm động lực để trau dồi nhiều hơn, dấn thân vào một ngành nghề vừa thử thách vừa hấp dẫn thế này.

-------------------------------------

Nhớ follow Tít để cùng giải đáp câu hỏi: “Vậy làm sao để chuẩn bị phòng ngờ các rủi ro này” trong các số sau nhé!! 🔥



Mới hơn